Người Do Thái: 30 câu nói thâm thúy giúp bạn vượt qua khó khăn và sống khôn ngoan hơn

10:37 AM Add Comment
Là dân tộc luôn coi trọng tri thức và giáo dục, không có gì ngạc nhiên khi người Do Thái để lại những “kho tàng” văn hóa vẫn còn nguyên giá trị theo thời gian.

Người Do Thái: 30 câu nói thâm thúy giúp bạn vượt qua khó khăn và sống khôn ngoan hơn



1 Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.

2 Nếu không học tập, cho dù đi vạn dặm đường xa thì mãi vẫn chỉ là người đưa thư mà thôi.

3 Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: Đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.

4 Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.

5 Khi bạn khóc vì không có giày để đi, hãy nhìn những người không có chân.

6 Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.

7 Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.

8 Phần lớn người ta thất bại không phải do họ không có khả năng, mà là vì ý chí không kiên định.

9 Ai cũng than vãn thiếu tiền, nhưng chả ai than thở thiếu trí khôn cả!

10 Đừng nói gì trừ khi bạn đã học được cách im lặng.

11 Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu từ bước đi đầu tiên.

12 Nếu bạn bị vấp ngã, điều đó chưa chắc có nghĩa bạn đang đi sai đường.

13 Không có tình huống vô vọng, chỉ có giải pháp không chính xác.

14 Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sự vật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.

15 Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.

16 Một khi bạn mắc một sai lầm, điều tốt nhất bạn có thể làm là cười vào nó.

17 Hầu như những loại hoa có màu trắng đều rất thơm, hoa có màu sắc đẹp đẽ thường không thơm. Người cũng vậy, càng mộc mạc giản dị, càng tỏa hương thơm từ bên trong.

18 Một người đàn có thể ông chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ.

19 Ngủ trên gối êm không có nghĩa có giấc mơ đẹp.

20 Khi bồ câu kết bạn với quạ, mặc dù cánh của nó vẫn còn màu trắng, nhưng trái tim thì dần dần chuyển sang màu đen.

21 Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất.

22 Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.

23Cười là loại mĩ phẩm rẻ nhất, vận động là loại y dược rẻ nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.

24 Hạnh phúc chỉ đến khi cánh cửa đã được mở.

25 Nếu bạn thực sự tài năng, thì bạn sẽ không sợ mình kém may mắn.

26 Kinh nghiệm giống như một chiếc lược mà cuộc đời chỉ ban tặng sau khi chúng ta đã mất hết cả tóc.

27 Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.

28 Khi còn trẻ phải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.

29 Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ, thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.

30 Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác, thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta.

[Ebook]– Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy

7:12 PM Add Comment
Gửi đến các bạn Ebook Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy, các bạn cùng tham khảo nhé
Rất hữu ích cho các bạn muốn tìm hiểu thêm về Quảng cáo.


Tác giả: David Ogilvy (1911 – 1999) là người sáng lập, chủ tịch hãng quảng cáo danh tiếng Ogilvy & Mather. David Ogilvy được mệnh danh là “Cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại”. Năm 1962, ông được tạp chí Time bình chọn là “Thiên tài được săn lùng nhất trong ngành quảng cáo”. David Ogilvy cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về ngành quảng cáo, tiêu biểu là Confession of an advertising man; Blood, Brain & Beer và Ogilvy on advertising


Quảng cáo theo phong cách Ogilvy – cuốn sách marketing kinh điển mà bất cứ ai tham gia hay như quan tâm tới lĩnh vực quảng cáo cũng không thể bỏ qua. 

Cuốn sách được viết bởi David Ogilvy, một trong những gương mặt nổi bật nhất của ngành quảng cáo, với danh xưng “Cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại”. Các cuốn sách về nghệ thuật quảng cáo của ông đều là những cuốn cẩm nang gối đầu giường của những người trong ngành, từ các vị giáo sư giảng dạy tại đại học đến những người thực sự lăn lộn tiếp xúc với khách hàng thường ngày. Họ gần như thuộc lòng những nguyên tắc và bí quyết của ông, đồng thời coi đó như kim chỉ nam trong nghề của mình.




Quảng cáo theo phong cách Ogilvy là một quyển sách quảng cáo theo đúng nghĩa của nó, Ogilvy đã cung cấp cho chúng ta vô vàn những bài học về cách thức làm sao để tạo ra được một quảng cáo tốt không chỉ về mặt nội dung của nó mà còn là rất rất nhiều những thứ khác mà có thể bạn sẽ không bao giờ để ý đến như font chữ nên chọn có kích cỡ như thế nào, bố cục bài quảng cáo ra sao, có nên dùng chữ in hoa để đặt tiêu đề không (câu trả lời là không, bởi lẽ nó sẽ khiến cho người ta khó đọc hơn),... Không chỉ vậy, Ogilvy còn trình bày tầm nhìn của ông, những kinh nghiệm làm việc, cách lựa chọn nhân sự, nguyên tắc quản trị và thậm chí cả cách làm thế nào để thuyết phục khách hàng nữa. Những phân tích có tính khoa học và nhạy bén cao, thể hiện sự am hiểu sâu rộng của Ogilvy biến đây quả thực là một cẩm nang marketing quý cho tất cả mọi người, không chỉ riêng những ai đã và theo đuổi nghiệp quảng cáo.

Ogilvy on advertising là sách kinh doanh không dành cho những độc giả nghĩ rằng họ đã biết hết về quảng cáo mà dành cho những triển vọng trẻ – và những người đã có kinh nghiệm nhưng vẫn không ngừng tìm cách để cải thiện thành công trong nghề. Đây là cuốn sách vỡ lòng thẳng thắn, chân thực và không thể thiếu được đối với bất kỳ người làm quảng cáo nào.

Tôi chúa ghét những quy tắc.” - David Ogilvy


Tải ebook Quảng cáo theo phong cách Ogilvy tại: https://drive.google.com/file/d/0B20aQ15s_3o_T0xjY2RQVG5rU00/view?usp=sharing



Rolls-Royce: Thương hiệu kiến tạo đẳng cấp

8:21 AM Add Comment
Một khách hàng của Rolls-Royce, người đã lưu lại nhiều ký ức vui về Scotland từng đặt riêng một bộ nội thất xe bọc trong vải tartan kẻ sọc cùng với chiếc giỏ dã ngoại đan tay có tổng trị giá 100.000 USD.

Xe hơi với Rolls-Royce cũng giống như công cụ tìm kiếm với Google. Họ dùng chúng để thu hút khách hàng, nhưng đây không phải là nguồn lợi nhuận chính. Google thu lợi từ việc cho đăng quảng cáo, còn với Rolls-Royce, họ bán trải nghiệm của sự sang trọng. Chưa có một thương hiệu nào trên thế giời đủ chuẩn để định nghĩa sự sang trọng cũng như có đủ thẩm quyển để xác định nghĩa của nó hơn Rolls-Royce.

Ngành công nghệ hiện giờ đang hướng đến sự độc quyền trong đẳng cấp với đồng hồ từ vàng thỏi của Apple, chiếc Galaxy Notes Montblanc và Swarovski và chuỗi sản phẩm BlackBerry Porsche Design. Các thiết bị điện tử cá nhân đang ngày càng rẻ và dễ sao chép, các nhà sản xuất vì vậy muốn tạo dấu ấn của riếng mình bằng các vật liệu thượng hạng và đánh mạnh vào kỹ thuật thủ công điêu luyện. Trong hơn một thế kỉ, Rolls-Royce luôn là nhà dẫn đầu ở cả hai khía cạnh trên, vì vậy tôi đã đến tìm hiểu công ty hiện đại này hoạt động ra sao và các công ty điện tử khổng lồ khác có thể học được gì từ hình mẫu lý tưởng này.



Tùy theo cách nhìn của bạn mà Rolls-Royce có tuổi ở khoảng một thế kỷ hay chỉ mới một thập niên. Cái tên mang theo niềm tự hào bắt nguồn từ một công ty thành lập bởi Charles Rolls và ông Henry Royce vào năm 1904, tuy nhiên mãi đến năm 1998 thì công ty Rolls-Royce Motor Cars mới ra đời và mãi cho đến năm 2003 thì hãng mới xuất xưởng chiếc xe đầu tiên của mình. Dù bắt đầu lại từ con số không ở thời điểm chuyển giao của thế kỷ, BMW đã thành công trong việc hồi sinh danh tiếng của thương hiệu Roll-Royce và mang nó lên một tầm cao mới. Tính đến nay BMW đã đạt kỷ lục doanh thu bốn năm liền. Việc đình trệ trong 5 năm hay từ lúc sáp nhập, hay sự thay đổi cách sản xuất xe Rolls-Royce chẳng thể làm cho danh tiếng và tham vọng của thương hiệu này bị sụp đổ. Đơn giản, một số thương hiệu chỉ cần tối ưu hóa sản phẩm của họ.


//Một số thương hiệu đơn giản chỉ cần tối ưu hóa sản phẩm của họ.

Có lẽ sự quyến rũ vĩnh hằng của biểu tượng trang điểm ở mui xe “Spirit of Ecstasy”, mạnh mẽ là vậy nhưng nó cũng không hẳn đã thể hiện hết sự sang trọng và tầm vóc của thương hiệu. Công ty này hoạt động thể hiện rõ sự hiện đại làm tôi nhớ đến chuyến tham quan của tôi tại trụ sở chính của Vertu. Cũng giống như nhà sản xuất điện thoại sang trọng trên, Roll-Royce có một khu nhà máy chứa cả bộ phận sản xuất và bộ phận điều hành của công ty. Dây chuyền lắp ráp chỉ cách văn phòng giám đốc vài bước chân. Được thiết kế bởi ngài Nicholas Grimsaw, khu đầu não đơn giản là một bảng quảng cáo khổng lồ đầy ý nhị của Rolls-Royce. Tòa nhà 7 mẩu Anh được đào sâu trong lòng đất và được phủ lấp bằng mảng cỏ lớn nhất nước Anh, nó hòa mình một cách kín đáo vào khu nông thôn rậm lá. Những khoảng tường bằng kính rộng lớn cùng các của sổ tròn khổng lồ trên trần nhà làm tràn khu làm việc với ánh sáng tự nhiên và biến các cổ máy thành các cơ quan sống thực sự. Ông James Warren, Giám đốc Truyền thông của Rolls-Royce từng nói: “Đây là showroom tuyệt với nhất trên thế giới” trong lúc ông ta dẫn tôi vào chiếc ghế da lớn nằm trong một phòng họp với khác hàng.

Cuộc trò chuyện với James nhanh chóng cho tôi thấy rằng Rolls-Royce thật sự chẳng quan tâm mấy tới việc kinh doanh xe hơi. Ông nói với tôi rằng hiện tại dòng xe đi đầu là Rolls–Royce Phantom có bộ xử lý nhiên liệu đẳng cấp hàng đầu (khoảng 20 dặm trên một gallon). Nhưng khi tôi hỏi ông ta kể tên một chiếc xe khác của đối thủ trong cùng hạng, ông cảm thấy khá khó khăn trong việc tìm ra câu trả lời phù hợp. Có lẽ đó là chiếc Bentley Flying Spur. Nhưng những người mua xe Rolls–Royce sẽ không so sánh nó với chiếc xe nào khác và trong mắt họ thì Rolls-Royce ngang tầm với một chiếc du thuyền, máy bay trực thăng, một bức họa kiệt tác, hoặc một căn nhà cạnh bờ biển. Sở hữu một chiếc Rolls – Royce tương đương như sợ hữu một thứ hiếm hoi và độc nhất vô nhị.



Warren nói rằng sở hữu một chiếc xe Rolls-Royce được cả thế giới công nhận là “cảm giác tột đỉnh của việc khẳng định, cuối cùng thì bạn cũng đã ở trên đỉnh cao”. Ngay cả với những người không mấy ấn tượng bởi những ông lớn danh tiếng cũng phải công nhận điều trên. Đó là quyết định mua hàng cảm tính ở mức độ cao nhất và công ty hoàn thành vai trò của mình một cách hoàn hảo trong việc thỏa mãn thị trường tuy nhỏ và khắt khe nhưng đầy lợi nhuận này. “Chẳng ai cần một chiếc xe Rolls-Royce cả, chung tôi rất thành thật về chuyện này. Việc mua xe là lựa chọn của con tim.” Tuy nhiên, dù với danh tiếng vững bền của mình, Rolls-Royce cũng đang lấn sân sang mảng khách hàng trẻ. Bằng việc giới thiệu xe Ghost vào năm 2010 với sự cải tiến trong việc định hướng người lái và chiếc Wraith năm 2013, chiếc xe gần với dòng thể thao nhất mà hãng từng sản xuất. Độ tuổi trung bình của người mua xe Phantom là 55, đổ tuổi đó giảm xuống còn khoảng giữa 40 với người sở hửu xe Ghost và chỉ khoảng 30 cho xe Wraith. Việc chuyển độ tuổi này không xảy ra do giá thành sản phẩm hạ, các bạn nên nhớ là mức giá “phải chăng” nhất của xe Rolls-Royce cũng nằm vào khoảng 350.000 Đô, đó là chưa tính đến bất kì phụ kiện riêng nào.

Việc điểm xuyết những dấu ấn cá nhân chính là cái tạo nên vẽ cuốn hút của Rolls-Royce. Khách hàng được mời tham quan công ty tại Goodwood, thăm dây chuyền lắp ráp và nghiền ngẫm một thư viện các mẩu tùy chỉnh được thiết kế riêng cho từng người. Sau đó họ được mời vào ngồi trong phòng họp bao quanh bởi kính giống như tôi đã vào để nói chuyện trực tiếp với nhà thiết kế phụ trách việc tinh chỉnh xe của họ. Trong cuốn từ điển của Rolls-Royce không có từ “Không thể”, hãng đã từng sơn màu xe trùng với màu của một thỏi son, một bộ lông chó và của chiếc siêu xe McLaren để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Một khách hàng khác từng muốn một nhánh cây rơi trong đất nhà ông được sử dụng trong chiếc xe Rolls-Royce và dĩ nhiên ông ta sẽ nhận được những gì ông ta muốn. “Việc này có đôi chút kì lạ,” Warren nói “khách hàng đặt cả đam mê và sự thích thú của mình vào chiếc xe.”


//Sở hữu một chiếc xe Rolls-Royce được cả thế giới công nhận là “cảm giác tột đỉnh của việc khẳng định, cuối cùng thì bạn cũng đã ở trên đỉnh cao”.


Rolls-Royce nổi tiếng với chuyển động nhẹ nhàng, thanh thoát và yên lặng, nhưng cái mà khách hàng thực sự mua là sự thăng hoa của cảm xúc. Bằng việc trải qua một quá trình dài tinh chỉnh sản phẩm, hãng sản xuất cho người mua một vật của riêng anh ấy hoặc cô ấy, song song với việc gìn giữ danh tiếng xuất sắc của mình, Rolls-Royce chấm phá thêm nét lịch sử độc nhất mà các hãng khác không tài nào sánh nổi.




Trong số những công ty điện tử, chỉ có Apple mới nhận ra sự thu hút của dòng sản phẩm cao cấp. Giống với lời hứa của Rolls-Royce cho sự “hiện hữu” và “kịch hoá,” đồng hồ Apple “cho phép bạn xem giờ theo cách ý nghĩa nhất đối với bạn.” Các thông số kỹ thuật và tính năng tiện ích được thay thế bởi sự thanh tao vì những đồ vật này được tiết kế ra là để thu hút cái chất nguyên sơ trong bản ngã của con người. Sự cụ thể của xa hoa sẽ luôn thay đổi theo thời gian, nhưng tính chất của nó, của những vật sẽ mãi bền lâu như Rolls-Royce đã tạo ra chính là sợi dây liên kết với cảm xúc.

Vlad Savov / The Verge
Nguồn: Brands Vietnam

Khách hàng mua gì ở những thương hiệu lớn?

8:57 AM Add Comment
Các thương hiệu lớn đừng nghĩ khách hàng chỉ mua sản phẩm, họ còn mua cả lợi ích (chức năng, cảm xúc), sự hài lòng và niềm tin yêu dành cho thương hiệu.

Một cô gái ngồi uống cà phê chờ bạn trên lầu của một quán thức ăn nhanh và trong lúc sơ ý, bị người ngồi bàn bên cạnh lấy trộm chiếc điện thoại đắt tiền. Dù sớm phát hiện ra nhưng cô gái đuổi theo không kịp. Cô cố gắng hô hoán nhưng nhân viên quán cũng không kịp làm gì. Sự việc xem ra đơn giản và có thể có người cho rằng khách sơ ý nên mất đồ ráng chịu!

Ráng chịu? Cô gái bị mất đồ không nghĩ thế, và những người làm thương hiệu cũng sẽ không nghĩ thế.

Nếu phân tích kỹ, khách vào quán mua gì? Có phải chỉ đơn giản là mua đồ uống hay thức ăn nhanh? Không đâu, họ mua cả sự trải nghiệm mà dịch vụ của quán mang lại, bao gồm nước uống, thức ăn, vật dụng, ly tách, bàn ghế, chỗ ngồi, không gian (được kỳ vọng là thoải mái, an toàn), âm nhạc (được kỳ vọng là hay), thái độ phục vụ (được kỳ vọng là tốt)... Trong đó, không gian thoải mái, an toàn ắt hẳn là yếu tố quan trọng nhất (bởi nếu không an toàn, sẽ không ai muốn sử dụng dịch vụ này).



Khi trả tiền cho dịch vụ trọn gói (chứ không chỉ là tiền nước uống) với mức giá cao hơn giá một ly cà phê vỉa hè thông thường, khách hàng hẳn kỳ vọng sẽ nhận được giá trị tương ứng; và giá trị này chắc chắn bao gồm không gian thoải mái và an toàn vì nó được tính trong giá bán dịch vụ.

Do đó, nếu cung cấp dịch vụ trọn gói, quán phải có biện pháp đảm bảo không gian an toàn cho khách, như có camera quan sát, có cách giám sát hành vi của kẻ xấu, có bộ đàm liên lạc ứng cứu, ngăn chặn, bắt giữ kẻ trộm cắp... Nhưng rồi mất mát xảy ra, cô gái hô hoán và chẳng ai làm gì.

Cô gái khiếu nại, quản lý quán không nhận trách nhiệm và cũng chưa biết pháp luật sẽ phân xử thế nào. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ người làm thương hiệu, nhất là thương hiệu lớn, sự việc trên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín thương hiệu.

Thực tế, khách hàng không mua sản phẩm, họ mua lợi ích và sự hài lòng. Cô gái đã không hài lòng. Và chắc chắn những khách hàng chứng kiến vụ việc cũng cảm thấy bất an, không thoải mái, không hài lòng, bởi họ sẽ nghĩ bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo!

Liệu sắp tới, quán bán thức ăn nhanh trên có xảy ra thêm vụ trộm cắp tương tự? Rồi trong tương lai sẽ còn có thêm nhiều vụ trộm cắp khác và quản lý quán cũng sẽ từ chối nhận trách nhiệm, xem như đó là chuyện riêng của khách. Liệu khách hàng sẽ an tâm trả tiền cao hơn bình thường để vào ngồi ăn uống ở không gian này nữa không?

Các thương hiệu lớn đừng nghĩ khách hàng chỉ mua sản phẩm của mình, mà họ mua lợi ích (chức năng, cảm xúc), sự hài lòng và mua cả niềm tin yêu đối với thương hiệu. Họ sẽ còn mua cả đời, đem lại giá trị thương hiệu cả đời cho họ. Mà đối với một thương hiệu, giá trị mua hàng cả đời mua hàng là nhiều lắm, cao lắm - đặc biệt với những thương hiệu cao cấp, đắt tiền.

Cô gái có lý do để khiếu nại, và khách hàng, người tiêu dùng khác có lý do để ủng hộ cô. Các chuyên gia thương hiệu chắc sẽ còn ủng hộ hơn nữa. Họ ủng hộ không phải vì cảm thông hay thương cảm cho sự mất mát vật chất của cô gái mà ủng hộ sự đòi hỏi chính đáng của một khách hàng đối với một thương hiệu lớn. Nếu biết lắng nghe và đáp ứng những đòi hỏi này, thương hiệu sẽ còn lớn mạnh hơn.

Nguyễn Hữu Long
* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Năng lực cốt lõi và di sản thương hiệu

10:49 PM Add Comment
Thách thức vô cùng lớn đặt ra với một thương hiệu không chỉ là khi họ gặp thất bại. Khi gặp bế tắc doanh nghiệp sẽ tìm một lối thoát và khi nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm họ sẽ nhận ra ngay.


Nhưng khi đang gặt hái thành công thì mọi việc lại khác, bởi doanh nghiệp khó nhận ra những đe dọa xung quanh họ. Thành công tột đỉnh nếu đến một cách bất ngờ thường khiến doanh nghiệp bị lóa mắt bởi ánh sáng của hào quang, của tiền bạc và những lời ca tụng. Vinh quang không phải đến từ năng lực cốt lõi có thể khiến một thương hiệu quên đi di sản thương hiệu lớn nhất họ có được trên thị trường là gì.

Lợi ích ngắn hạn và tính toàn vẹn của bản sắc thương hiệu


Berlin là ban nhạc rock được thành lập năm 1978. Jon Crawford, tay chơi guitar bass và là người sáng lập ban nhạc, khá lập dị. Anh và ban nhạc của mình không bao giờ quan tâm đến bảng xếp hạng trên Billboard và chẳng để ý có bao nhiêu fan thích họ. Một ban nhạc rock gồ ghề cá tính và mặc kệ những thứ mà họ cho là phù phiếm như tình yêu và sự lãng mạn. Thế nhưng thật trớ trêu, bài hát nổi tiếng nhất được nhiều người biết đến của họ lại là một bài hát về tình yêu: “You take my breath away”. Bài hát gắn với bộ phim tình cảm lãng mạn “Top Gun” do nam tài tử Tom Cruise thủ vai chính. Bài hát này chỉ là sự hợp tác tình cờ vì mục đích tiền bạc giữa Berlin và đoàn làm phim “Top Gun” mà thôi.

Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất và có hệ thống chuỗi cửa hàng quy mô nhất thế giới. Nhưng xuất phát điểm của họ chỉ là vài cửa hàng nhỏ ở thành phố Seattle của Mỹ. Sự thành công trở thành hiện tượng toàn cầu của Starbucks bắt đầu từ những ly cà phê Espresso mang phong cách Italy. Họ chỉ bán cà phê và chỉ là những ly cà phê đậm đặc dành cho những kẻ sùng bái chủ nghĩa cà phê thuần túy. Chủ tịch Howard Schultz và các cộng sự không thỏa hiệp bất cứ điều gì có thể gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của những ly cà phê và không gian cà phê của hệ thống Starbucks. Thế nhưng, một trong những sản phẩm mang lại thành công vang dội cho Starbucks lại không liên quan nhiều đến bản sắc cà phê: Frappuccino. Đây là một loại nước ép tổng hợp hoa quả và sữa pha mùi cà phê. Nó thơm ngon và được khách hàng ưa chuộng. Thậm chí tạp chí Business Week còn bình chọn Frappuccino là sản phẩm nước uống xuất sắc nhất của năm 1996.

Quay lại câu chuyện về bài hát “Take my breath away” của ban nhạc Berlin đã nói ở trên. Bài hit này mang lại tiền bạc và danh vọng cho Berlin. Nhưng thật trớ trêu, bài hát này cũng là nguyên nhân góp phần làm cho ban nhạc này sụp đổ. Ông bầu của nhóm, Perry Watts-Russell đã chia sẻ: “Take my breath away” thành công rực rỡ, chúng tôi sau đó không có một bài hát nào có thể vượt qua cái bóng của nó. Công chúng nghĩ đây là phong cách của chúng tôi, nhưng Berlin là nhóm rock với phong cách khác hoàn toàn. Sau khi thành công rực rỡ với bài hát này, fan ruột của ban nhạc đã rời bỏ nhóm vì họ nghĩ chúng tôi đã thay đổi.

“Take my breath away” đã mang đến thành công chưa từng có cho Berlin. Nhưng nó cũng vĩnh viễn mang đi linh hồn của ban nhạc. Trong lĩnh vực thương hiệu, bất cứ thương hiệu nào trong quá trình vận động phát triển đều phải đối diện với một thách thức lớn: đó là lợi ích ngắn hạn về kinh doanh và tính toàn vẹn về bản sắc thương hiệu đã được xác định từ đầu. Frappuccino trở thành một trong những sản phẩm chủ lực trong menu đồ uống và đóng góp đến gần 10% doanh số cho Starbucks trên thế giới. Cũng giống như người sáng lập ban nhạc Berlin đối với bài hát “Take my breath away”, Chủ tịch Starbucks Howard Schultz cũng phản đối kịch liệt ý tưởng về nước hoa quả pha sữa Frappuccino. Ông sợ loại nước uống này ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của những ly cà phê nguyên bản Starbucks. Nhưng cuối cùng ông cũng phải nhượng bộ vì tính khả thi về thương mại của loại sản phẩm mới này. May mắn là Frappuccino đối với Starbucks không phải là một “Take my breath away” đối với Berlin. Fan ruột của những ly cà phê nguyên bản không từ bỏ Starbucks, thậm chí nhờ có loại thức uống mới này mà họ có thêm nhiều fan mới đến quán chỉ để nhâm nhi những cốc Frappuccino mát lạnh.



Tất nhiên, nói gì thì nói, sự toàn vẹn của Starbucks đã bị ảnh hưởng. Họ không còn là một Starbucks như những ngày đầu Howard mang về từ Italy nữa: chỉ uống trong cốc sứ, chỉ pha bằng sữa không béo, không gian chỉ có mùi cà phê.

Bảo tồn và phát triển di sản thương hiệu

Frappuccino đã góp thêm hương vị thành công vang dội cho Starbucks. Nó có mang đi linh hồn của Starbucks hay không? Điều này còn tùy vào cách đánh giá riêng của các khách hàng Starbucks cũng như việc hãng muốn trở thành ai so với hình ảnh những ngày đầu của họ. Trong khi đó, “Take my breath away” là bài hát trữ tình lãng mạn do một ban nhạc Rock gồ ghề trình diễn. Sau thành công của bài hát này, giá như Berlin có thể sáng tác và trình bày những ca khúc trữ tình kiểu như bài hát đó thì hay biết mấy. Tuy vậy, họ đã không thể vượt qua cái bóng của nó. Theo thuật ngữ chuyên môn về thương hiệu, ban nhạc Berlin đã không thể tái định vị dòng nhạc của mình từ Rock Metal sang dòng Balllad. “Khách hàng trung thành” của Rock bỏ đi còn “khách hàng mới” không có đã đẩy Berlin từ đỉnh cao vinh quang xuống vực thẳm sụp đổ.

“Bầu không khí chúng tôi tạo ra trong cửa hàng cũng góp phần quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu không kém chất lượng cà phê. Nhất là hương cà phê – đậm đà, nồng nàn, bí ẩn và khơi gợi. Mùi hương có tác động đến ký ức nhiều hơn bất kỳ một giác quan nào khác”. Những lời gan ruột này của Howard Schultz về Starbucks mô tả về cách thức “Sensory branding” (xây dựng thương hiệu dựa vào các giác quan), vốn là bản sắc của Starbucks từ những ngày đầu. Sau thành công của Frappuccino, dường như “Sensory branding” của Starbucks đã liên tục gặp các thử thách: mùi bánh nướng của bữa sáng; mùi thơm của nước sinh tố hoa quả và thậm chí mùi rượu, mùi bia họ bán sau 4 giờ chiều hàng ngày tại hệ thống quán. Nếu thị trường chấp nhận sự mở rộng này về dài hạn (điều đó đang xảy ra), Starbucks đã thành công trong việc chuyển mình từ một Starbucks cà phê nguyên bản cho những coffee purists (tín đồ theo chủ nghĩa cà phê thuần túy) thành một Starbucks cà phê và những đồ uống không phải cà phê. Họ không phải là một Berlin trong âm nhạc.



Hai câu chuyện trái ngược về Berlin và Starbucks phản ảnh một cuộc chiến giằng xé bên trong giữa giá trị bản sắc riêng và cơ hội mở rộng về kinh doanh. Cuộc “nội chiến” này trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết đối với những thương hiệu đã có di sản làm nên tên tuổi của họ. Bảo tồn di sản thương hiệu đã khó, phát triển di sản thương hiệu lên một tầm cao mới, nhưng không ảnh hưởng đến bản sắc gốc ban đầu là một thách thức vô cùng lớn. Tại thị trường Việt Nam, các cửa hàng của Starbucks (tính đến nay là 23 quán, gồm 17 quán ở TP. HCM và 6 ở Hà Nội) không hề giống với hình ảnh đặc trưng của Starbucks trong những ngày đầu mà Howard Schultz đã mô tả trong cuốn sách gối đầu giường của tôi mang tên “Dốc hết trái tim”.

Chúng không thơm lừng mùi cà phê đậm đặc, không gian cà phê “đậm đà nồng nàn bí ẩn” chẳng thấy đâu, chỉ có mùi bánh ngọt và Frappuccino lan tỏa lấn át không gian. Di sản thương hiệu của Starbucks đã “bay theo” chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm hướng tới số đông đại trà, dễ tính và đa số chỉ cần một địa điểm đẹp, một cái tên sành điệu để ngồi, check in và selfie. Không sao cả, miễn là cửa hàng của họ vẫn đủ đông khách để mang lại doanh số như kỳ vọng.

Song đối với cá nhân tôi, Starbucks đã “bán đi” di sản thương hiệu của chính mình. Họ, suy cho cùng, đang trở thành một Berlin trong âm nhạc mất rồi, mặc dù họ vẫn đang trên đỉnh thành công trong lĩnh vực chuỗi quán cà phê.

Bảo tồn di sản thương hiệu đã khó, phát triển di sản thương hiệu lên một tầm cao mới nhưng không ảnh hưởng đến bản sắc gốc ban đầu là một thách thức vô cùng lớn.

* Nguồn: Doanh Nhân Online

Cái lý của tái định vị thương hiệu

10:38 PM Add Comment
Trong bối cảnh thị trường thay đổi, thị hiếu của khách hàng thay đổi, thương hiệu muốn in sâu vào tâm trí khách hàng thì cho dù từng thành công và có thâm niên, việc tái định vị là cần thiết cho bất cứ thương hiệu nào.


Cố chủ tịch Apple, Steve Jobs thường hay nhấn mạnh chữ “thay đổi” trong văn hóa tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn Virgin, Richard Branson luôn tâm niệm “Thay đổi là cách tốt nhất để tồn tại”.

Tái định vị thương hiệu, một thuật ngữ nghe rất học thuật, chuyên môn, nhưng thực chất nó là thay đổi thương hiệu. “Khi thời vận đã thay đổi, thương hiệu cũng cần phải đổi thay”, ông Nguyễn Quang Hiệp, Giám đốc ngành hàng mới Wilmar Calofic sở hữu các thương hiệu Neptune, Meizan, Simply, Cái Lân, Kiddy & Olivoilà… nhấn mạnh.

Bước ngoặt của thương hiệu

Dòng chảy thời gian tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong văn hóa, xã hội, thói quen, hành vi và nhận thức của khách hàng. Những chuẩn giá trị mới được tạo nên. Đó là lý do mà những thương hiệu từng định vị và thành công trong quá khứ sẽ không còn thu hút công chúng tại thời điểm hiện tại nữa. Đó cũng là nguyên nhân tại sao thương hiệu cần phải cân nhắc việc thay đổi hay còn gọi là tái định vị. Trên thực tế, việc tái định vị thương hiệu thường dễ nhận thấy ở những thương hiệu có bề dày lâu năm trên thị trường và thậm chí đã từng có một vị thế nào đó trong quá khứ.



Theo ông Nguyễn Quang Hiệp, khi một thương hiệu lâu năm bắt đầu có dấu hiệu chững lại về doanh số, thị phần sa sút thì cần phải kiểm tra cảm nhận của khách hàng một cách toàn diện, nếu kết quả đi theo chiều hướng tệ hơn thì nên cân nhắc đến tái định vị. Ngoài ra, một thương hiệu cũng có thể tính đến việc tái định vị nếu có nhu cầu mở rộng hơn, nâng tầm hơn so với những gì thương hiệu đã gây dựng được trước đó.

Ông Hiệp lấy dẫn chứng về trường hợp tái định vị thương hiệu của Viso. Trước đây, đa số người tiêu dùng từng biết thương hiệu bột giặt Viso. Đây là một biểu tượng đáng tự hào, một thương hiệu rất Việt. Với giá bình dân, giặt sạch, Viso xuất hiện trong mọi gia đình Việt từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Đến khi đại gia Unilever nhảy vào thị trường chất giặt tẩy Việt Nam, “dẹp loạn” các xưởng sản xuất xà phòng giặt nhỏ lẻ, kể cả thương hiệu được người tiêu dùng phía Nam tin dùng lâu năm là “Xà phòng Cô Ba”, đồng thời giáng đòn chí mạng vào Viso bằng cách đổ nhiều tiền vào những quảng cáo truyền hình, chạy khuyến mãi rầm rộ… Trước sức mạnh của thương hiệu ngoại, thị phần của Viso ngày càng co hẹp lại và không thể vực dậy được, cuối cùng buộc phải bán lại cho chính đối thủ của mình.

Khi bắt đầu tiếp quản thương hiệu Viso, Unilever vẫn duy trì hầu như tất cả mọi thứ từ thương hiệu, định vị “giặt sạch”, phân khúc giá rẻ, hình ảnh “người phụ nữ nông thôn” và cạnh tranh trực diện với các đối thủ là những thương hiệu giá rẻ địa phương như Lix, Net, Vì Dân. Unilever vẫn dùng chiến lược đổ tiền tấn qua các công cụ quảng bá, truyền thông. Mặc dù bằng những cố gắng đó, Unilever giành được thêm thị phần, nhưng so với số tiền khổng lồ đổ vào thì kết quả đó rất thấp so với kỳ vọng. Viso của Unilever đã làm một khảo sát và kết quả là trong nhận thức của người tiêu dùng vẫn cho rằng, Viso là một thương hiệu “thuộc thế hệ cũ, già nua, quê mùa và rất nông dân” với bao bì tầm thường. Người tiêu dùng không chê chức năng của sản phẩm hay giá cả mắc rẻ, nhưng họ cảm giác là sản phẩm này không hợp với đẳng cấp và gu thẩm mỹ của họ. Sau khi cân nhắc, Viso đã quyết định thực hiện bước đi táo bạo, tái định vị thương hiệu, vì chỉ có vậy mới có thể có bước tiếp xa hơn!


Theo ông Hiệp, câu hỏi cốt yếu cần đặt ra khi tái định vị thương hiệu là: “Chúng ta muốn khách hàng cảm nhận về thương hiệu như thế nào”? Đặt vào trường hợp của Viso, điều mà thương hiệu muốn được khách hàng cảm nhận là: tính hợp thời và sự đẳng cấp. Với đặc tính hợp thời, Viso mới đã thay đổi với việc hướng sự cảm nhận của người tiêu dùng đến những phụ nữ trẻ hơn, hiện đại hơn bằng hình ảnh gắn kết là một phụ nữ nội trợ hiện đại, thể hiện qua cách ăn mặc, hình thức trẻ trung, hiện đại hơn. Hình ảnh này được thể hiện qua truyền thông như quảng cáo truyền hình. Trong khi đó, đẳng cấp của thương hiệu này cũng được nâng lên với việc thay đổi phân khúc giá từ thấp lên trung cấp, nghĩa là đương đầu trực tiếp với Tide. Đồng thời thay đổi chức năng sản phẩm từ “giặt sạch” thành “giặt trắng” để có cùng vũ khí với Tide. Để làm nổi bật những yếu tố này, Viso cũng thay đổi hẳn thiết kế bao bì bằng thiết kế đẹp, chất liệu nhôm sang trọng. Bên cạnh đó, việc bổ sung lý do là “Công nghệ Anh quốc” để đối trọng với một thương hiệu đến từ châu Âu như Tide cũng là bước đi nhằm củng cố nhận thức và niềm tin vào định vị mới của thương hiệu. Thực tế, với việc tái định vị thương hiệu, Viso đã tạo ra một bước ngoặt lớn, có cơ hội để tăng trưởng thị phần.

Một trong những tư duy cần có đối với một thương hiệu là luôn lắng nghe tiếng nói của thị trường và sẵn sàng tâm thế cho việc thay đổi khi cần thiết.


Một trường hợp tái định vị rất thành công khác trên thị trường giúp tạo ra mức tăng trưởng ấn tượng của thương hiệu là Tiger Beer. Năm 2013, thương hiệu này vẫn đạt mức tăng trưởng doanh số 30%, tuy nhiên, tham vọng của thương hiệu này lớn hơn, họ hướng tới phân khúc là thế hệ 8x và 9x của châu Á, cũng là phân khúc tiềm năng với khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới. Sau khi phân tích sâu hơn về đối tượng khách hàng “mới”, Tiger đã tìm ra sự thật ngầm hiểu (insight) của nhóm công chúng trẻ châu Á là đang trong trào lưu bùng nổ với những cơ hội khác nhau, nhưng vẫn bị gò bó bởi những khuôn khổ văn hóa dân tộc. Ý tưởng được hình thành bắt đầu từ tháng 6/2013, chiến dịch Tiger Uncage (dựa trên insight này) đã bắt đầu từ Singapore với thông điệp chính là “Don’t live in a cage” – (Tạm dịch: Đừng sống trong khuôn khổ) và lan tỏa đến 25 quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, thông điệp được mọi người nhớ rõ trong chiến dịch rầm rộ này là “Đánh thức bản lĩnh”.

Hướng đến một phân khúc mới, Tiger đã chủ động thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới với logo và bao bì sản phẩm tại các kênh phân phối. Hình ảnh chú hổ, biểu trưng của thương hiệu này cũng được điều chỉnh để trở nên mạnh mẽ, trẻ trung và năng động hơn so với trước. Bên cạnh đó, dòng bia mới Tiger Crystal thay cho Tiger Lager trước đây trở thành dòng sản phẩm chủ đạo. Tiger Crystal dễ dàng tạo ra sự khác biệt trên thị trường với điểm độc đáo không chỉ ở hương vị (áp dụng quy trình Cold Suspension) mà còn ở kiểu dáng sang trọng, chai thủy tinh trong suốt, cuốn hút với màu bạc sang trọng, làm nổi bật chất bia vàng óng, trong suốt như pha lê. Rõ ràng, qua những động thái của mình, thương hiệu này đã làm rất “tới” trong việc phân tích và đánh trúng thị hiếu của giới trẻ. Khi họ muốn thể hiện cái tôi qua bia thì chắc chắn chai bia – thứ họ cầm trên tay để uống cũng phải cuốn hút và khác biệt ngay từ cái nhìn đầu tiên.




Quản trị rủi ro khi thay đổi

Từ hai trường hợp của Tiger hay Viso có thể thấy, để tái định vị thương hiệu thành công và quan trọng là giúp định vị mới đứng vững trong lòng của công chúng, đồng thời không gây nhầm lẫn với định vị cũ, đòi hỏi sự phân tích và đầu tư kỹ lưỡng. Nếu không, thay vì việc mang lại một cơ hội phát triển mới cho thương hiệu, đó có thể lại là một bước lùi khiến thương hiệu thất bại.

Theo ông Nguyễn Quang Hiệp, khi tái định vị thương hiệu doanh nghiệp có thể cân nhắc thay đổi một số những yếu tố rất cơ bản như: đối tượng khách hàng mục tiêu, phân khúc giá, chức năng sản phẩm; đối thủ cạnh tranh; thay đổi về hình ảnh thương hiệu; lý do để tin, nhận diện thương hiệu, bao bì, slogan.

Ngoài ra, để định vị mới được thành công, việc thay đổi cách làm truyền thông gắn với định vị mới là điều chắc chắn phải thực hiện. Doanh nghiệp có thể cùng một lúc thay đổi các yếu tố này hoặc có thể chỉ thay đổi một trong các yếu tố cơ bản. Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng lưu ý, nếu giá trị cốt lõi, thế mạnh vốn có của thương hiệu vẫn hợp thời và được thị trường chấp nhận thì khi tái định vị thương hiệu, không nên thay đổi điều này.

Tái định vị thương hiệu là một sự thay đổi toàn diện của một thương hiệu nhằm tạo ra bước ngoặt mới, nhưng cũng cần phải lường trước về rủi ro có thể như: sự thay đổi thất bại, không được thị trường chấp nhận. “Để quản trị rủi ro này, thương hiệu cần phải làm nghiên cứu toàn diện về tâm tư, suy nghĩ, cảm nhận của khách hàng về hiện tại cũng như hình ảnh mới. Cũng không nên quên đưa trực quan, suy nghĩ chủ quan của một người làm marketing giàu kinh nghiệm để phán xét về hình ảnh thương hiệu mới”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Các yếu tố cần cân nhắc khi tái định vị thương hiệu
  • Khảo sát đối thượng khách hàng mục tiêu
  • Thay đổi về phân khúc giá, phân khúc chức năng
  • Thay đổi về hình ảnh thương hiệu
  • Thay đổi về các lí do để tin vào sản phẩm/thương hiệu, bao bì, nhận diện

Một trong những thất bại kinh điển trong việc tái định vị thương hiệu có thể kể đến là câu chuyện “New Coke” của Coca-Cola. Chiến dịch này được nói đến như một “sai lầm marketing của thế kỷ 20”. Thay thế thương hiệu Coca-Cola cổ điển bằng thương hiệu New Coke vào tháng 4/1985, kết quả là sản phẩm này bị thị trường phản ứng, doanh số giảm mạnh và New Coke bị thu hồi chỉ sau hai tháng xuất hiện trên thị trường. Mặc dù trước đó, thương hiệu này đã tiến hành một cuộc thử nghiệm hương vị mới của New Coke và được đánh giá cao, nhưng dường như điều đó là chưa đủ.

Dĩ nhiên, thay đổi so với những gì mình đã gây dựng được trên thị trường và trong lòng công chúng mục tiêu nghĩa là phải đương đầu với những rủi ro. Nhưng, trong bối cảnh thị trường thay đổi, thị hiếu của khách hàng thay đổi, nhưng thương hiệu không thay đổi đó cũng là một rủi ro không hề nhỏ. Việc luyến tiếc và ám ảnh bởi ánh hào quang trong quá khứ có thể sẽ khiến thương hiệu không thể tìm thấy cơ hội để tỏa sáng ở hiện tại và tương lai. Câu chuyện sụp đổ của đế chế lừng lẫy một thời – Nokia là một minh chứng điển hình cho điều này. Bởi vậy, một trong những tư duy cần có đối với một thương hiệu là luôn lắng nghe tiếng nói của thị trường và sẵn sàng tâm thế cho việc thay đổi khi cần thiết.

Hoàng Anh
* Nguồn: Doanh Nhân Online

Lãnh đạo,không phải chỉ là đi tiên phong...

1:21 PM Add Comment

Lãnh đạo,không phải chỉ là đi tiên phong...


Ba con sói đi đầu (Khoanh đỏ) là những con già hay bệnh. Đây là những con chậm chạp nên đi đầu với mục đích là tạo & tốc độ di chuyển cho bầy sói. Mục đích chính là không có con nào bị bỏ rơi trong tình huống bầy sói bị tấn công.


Năm con trong nhóm khoanh màu vàng là những con khoẻ mạnh nhất và giỏi nhất. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ mặt trước của bầy sói, trong trường hợp chúng bị tấn công.

Nhóm nằm giữa là nhóm luôn đc bảo vệ & an toàn trong tình huống có bất kỳ sự tấn công nào.

Nhóm 5 con sau (khoanh màu xanh) cũng là 5 con khoẻ mạnh và giỏi. Nhiệm vụ của nó là bảo vệ mặt sau của bầy trong tình huống có tấn công bất ngờ từ phía sau.

Con cuối cùng. Đây chính là con ĐẦU ĐÀN. Nó đi sau cùng để bảo đảm là không có bất cứ thành viên nào trong bầy bị tụt lại phía sau. Nó luôn đi sau cùng để giữ cho nhóm luôn là 1 bầy đoàn kết & đi cùng 1 hướng. Nó đi sau cùng để có thể chạy nhanh ra bất cứ hướng nào để bảo vệ cho cả đàn trong tình huống xấu nhất.

Bài học: Lãnh đạo,không phải chỉ là đi tiên phong. Mà cái chính là phải quan tâm đến những thành viên trong nhóm mình lãnh đạo. Thậm chí lãnh đạo luôn là người ăn sau cùng.(Simon sinek)

NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI DO THÁI

3:58 PM Add Comment

NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI DO THÁI


1. Không làm việc theo tình cảm riêng

Từ kinh nghiệm lâu năm, người Do Thái biết rằng, mang tình cảm vào đàm phán thường bất lợi cho mình. Dù bạn bị kích động thế nào cũng không thể bộc lộ khi đàm phán. Nếu không, nhẹ cũng làm đối phương mất hứng thú, nghiêm trọng hơn là làm hỏng cuộc đàm phán đó. Như vậy, chỉ có thể nhờ vào kiện tụng - biện pháp này vừa phí tiền, vừa tốn thời gian, cuối cùng cũng chưa chắc có lợi gì.

2. Làm quan trọng hơn nghĩ

Nếu muốn thành công trong xã hội, lý tưởng và hoài bão cao xa đương nhiên là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là liệu có khả năng thực hiện chúng hay không. Chúng ta gọi nó là động lực thúc đẩy để thực hiện kế hoạch.

Dù ý tưởng hay thế nào, nếu giao vào tay người không có khả năng này, chắc hẳn tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Trái lại, dù có nội dung chưa được hoàn chỉnh, nếu được sự thúc đẩy tuyệt vời, cũng vẫn đơm hoa kết trái.

Vì vậy sau khi đã có ý tưởng, bạn phải điều tra từng chi tiết cụ thể bao gồm số vốn cần thiết, nhân lực đầu tư, thời gian hao phí, lợi ích cần đạt được,... rồi mới vạch ra kế hoạch cụ thể. Nếu không có kế hoạch này, bạn không thể lần ra đầu mối của đàm phán, cũng không thể thuyết phục đối phương được. Nếu đã có kế hoạch thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, người đồng ý bỏ vốn sẽ xuất hiện, người sẵn sàng giúp đỡ sẽ không phải ít.

3. Cân bằng lợi ích

Khi tiếp xúc với đối phương, trước tiên phải tìm hiểu rốt cuộc đối phương mong muốn điều gì? Sau khi đã biết rồi, phải suy nghĩ mình mình có thể cho đi những gì?

Cái cơ bản của đàm phán là tìm được lợi ích chung giữa mình và đối phương. Nguyên tắc qua lại giữa con người với nhau là thỏa thuận công bằng. Nếu hiểu rõ được điều này, khi đàm phán sẽ biết tiến, lùi đúng lúc. Nhưng có người lúc nào cũng chỉ chăm chăm theo đuổi lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích của đối phương.

Không có cuộc đàm phán nào thắng cả 100%. Trong quá trình đàm phán, nếu hai bên đều không chịu nhượng bộ thì làm sao đạt được thỏa thuận. Vì thế, chúng ta ý thức dành cho mình lợi ích lớn nhất trong đàm phán, xong vẫn phải tính toán trước trong phạm vi hợp lý, mức độ vừa phải, cho đối phương một vài lợi ích. Như vậy mới có thể giảm nguy cơ đàm phán đổ vỡ xuống mức thấp nhất.

4. Giữ thể diện cho đối phương

Mục đích đàm phán không phải là đánh bại đối phương, mà là thuyết phục đối phương đồng ý với ý kiến của mình, do đó tốt nhất không được tỏ vẻ đắc thắng, không chịu lùi bước.

Trong đàm phán, tuy điều bạn nói phải hợp lý mới có sức thuyết phục. Song mục đích cuối cùng vẫn phải làm thế nào để đối phương có thể hiểu được. Nói chính xác hơn là “đạo lý” không đủ vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận, nhưng nếu không thể hiểu nhau thì có đầy đủ “đạo lý” cũng không đạt được mục đích. Điều này yêu cầu lời nói trong đàm phán vừa hợp lý vừa hợp tình.

Vì vậy, tuyệt đối không được dùng “đạo lý” để ép đối phương vào đường cùng, bí quyết đàm phán nằm ở chỗ tìm cách để đối phương hiểu ý kiến của mình.

5. Chú ý vẻ bề ngoài và các chi tiết nhỏ

Khi tổ chức đàm phán, ít nhiều phải tạo ra sự nổi bật để giúp bạn thực hiện được mục đích. Một mặt phải lưu ý đến trang phục và lễ tiết phù hợp, tránh mặc những trang phục kì quặc, màu sắc chói lọi và những lời nói, hành động lập dị, mặt khác phải tính toán kỹ đến các chi tiết liên quan đến địa điểm, thời gian, người tham gia đàm phán và trình tự đàm phán. Bạn không nên cho rằng những chuyện nhỏ này là vụn vặt, không đáng quan tâm, bởi chúng luôn chi phối tiến trình đàm phán.

Gọi đàm phán là một “nghệ thuật” quả không chua ngoa chút nào. Do vậy, nếu là doanh nhân, nhất định bạn không nên cho rằng những chi tiết này không đáng coi trọng...

Theo cuốn: *Nghệ thuật đàm phán của người Do Thái*

Chúc các bạn thành công!

10 ĐIỀU BẠN NÊN LÀM TRONG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NĂM

11:44 AM Add Comment




1. Cảm ơn những ai đã giúp đỡ mình trong năm qua. Bạn nên nhớ, ko ai thành công một mình. Dù bạn có là ai đi nữa thì chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào chất lượng mối quan hệ. Vì vậy, hãy cảm ơn những mối quan hệ đã cho bạn ngày hôm nay.

2. Xin lỗi những ai mà mình đã trót tổn thương. Xin lỗi không hẳn bạn có lỗi, mà xin lỗi là để mình nhẹ lòng hơn.

3. Viết ra những điều đã đạt được trong năm cũ. Không cần quá to tát. Đó có thể là mua được ái tivi mới, mua được chiếc xe yêu thích, sắm được cái Iphone 6 hay đơn giản là bỏ được thói quen ngủ nướng mỗi ngày. Đó là một cách động viên tuyệt vời nhất. Nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực cho năm mới.

4. Viết ra những mục tiêu cho năm mới (nên viết ra trên FB và đặt chế độ private để cuối năm tiện xem lại. Việc viết ra thôi cũng tăng rất nhiều khả năng bạn sẽ đạt được nó).

5. Điểm lại những thất bại và ghi lại những bài học từ các thất bại đó. (Mỗi năm trôi qua giống như bạn tốt nghiệp một lớp vậy và những thất bại cho bạn những bài học mang theo. Hãy mang theo nó và đừng để phải học lại lần nữa)

6. Xoá bớt những người đã lâu không còn tương tác trên FB. Quan hệ cần nhất là chất lượng chứ không phải số lượng.

7. Bày tỏ tình cảm với một người mà mình yêu mến nhất. Chúng ta không biết mình sẽ sống đến ngày nào. Hãy nói ra lòng mình!

8. Mang cái xe, người bạn đồng hành của mình đi... tắm rửa. Bạn sẽ thấy biết ơn nó!

9. Thay avatar mới, cover mới mới cho nó hên

10. ... Bạn thích gì thì tự điền vào...